CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
– Vận chuyển vật tư, cấu kiện của thiết bị đến công trường tập kết dưới mặt đất bên hông tòa nhà (gần vị trí lắp đặt vận thăng)
– Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lắp đặt.
– Phong tỏa tạm thời khu vực lắp đặt để tiến hành tổ hợp thiết bị và lắp đặt

Lắp đặt vận thăng nâng hàng theo các bước như sau
Bước 1: Tổ hợp khung đế vận thăng
Chuẩn bị Tổ hợp khung đế vận thăng gồm Thép hình chữ U kích thước 1600×1100- Khung đế , tang quấn cáp, motor tời kéo,…
Bước 2: Khoan cấy Bulon nở
Khoan cấy Bulon nở: mục tiêu cố định đế vận thăng và móng bê tông tòa nhà.
Bạn có thể dùng một trong hai cách sau để khoan cấy bulon nở: Dùng chụp cùm chữ U 2 lỗ lên đế vận thăng, khoan cấy bulon nở M16 hoặc không dùng cùm chữ U, chỉ cần khoan cấy trực tiếp vào vị trí lỗ trên đế vận thăng đã có sẵn.
Bước 3: Tổ hợp khung vận thăng và gắn bulon:
Gắn khung vận thăng lên đến vận thăng, cố định bằng bulon sao cho khung vận thăng thẳng đứng. Chi tiết xem ở hình vẽ sau đây:
Bước 4 : Tiến hành cân chỉnh độ thẳng của khung vận thăng và lắp bàn nâng:
Lắp bàn nâng gắn vào khung vận thăng rồi căn chỉnh lại khung vận thăng sao cho chắc chắn. Hãy đảm bảo rằng bàn nâng di chuyển lên xuống nhịp nhàng trên khung vận thăng.
Bước 5: Lắp gông giằng neo vận thăng vào tòa nhà
Giằng neo vận thăng được thiết kế bằng 1 cây V50 và 1 cây U100 (Gắn kết vào sàn bằng bulon nở M16) sao cho 3 con bulon nở M16/1 giằng vận thăng. Liên kết vận thăng vào tòa nhà bằng bulon nở M16x150. Mỗi công trình khác nhau chúng ta có thể sử dụng cách lắp khác nhau.
Bước 6: Chạy thử và vận hành:
Cuối cùng, để đảm bảo cho lắp đặt vận thăng nâng hàng không có sai sót gì xảy ra, chúng ta cần chạy thử và vận hành.
Dùng nguồn điện ổn định 380V/3Phase/50Hz cung cấp để cho thiết bị hoạt động. Chuyên gia cho rằng tốt nhất là cung cấp nguồn CB 50A riêng biệt từ tủ điện chính của tòa nhà cho vận thăng.
Yêu cầu nguồn điện phải đảm bảo tại chân vận thăng là 380V trở lên. Nếu không đủ điện thì không đạt thiết kế tốt nhất cho vận năng, thì dẫn đến không nâng được hàng với trọng lượng mong muốn.
Các bước chạy thử sau khi lắp đặt vận thăng nâng hàng:
- Chạy thử liên động không tải: Chạy thử vận thăng khi chưa có hàng hóa.
- Chạy thử liên động có tải: Chạy thử vận thăng khi có hàng hóa, nên dùng tải được có trọng lượng bằng 1.25 lần tải trọng nâng cho phép, 1250Kg tương đương khoảng 24 bao xi măng.
Như vậy, chúng ta vừa cùng được tìm hiểu rất nhiều thông tin để lắp đặt vận thăng nâng hàng. Để đảm bảo vận thăng hoạt động tốt, các bạn nhớ làm theo đúng các bước trên.
* Những lưu ý :
Trong quá trình lắp dựng đốt tiêu chuẩn phải kết hợp lắp giằng tường . Yêu cầu khoảng cách giữa đế vận thăng và giằng tường đầu tiên [ 6m, khoảng cách giữa các giằng tường [ 6m (Theo chiều cao của hệ khung)
+ Lắp bàn nâng vào khung, lắp cáp tải điều chỉnh cơ cấu an toàn trên bàn nâng ở vị trí thích hợp (Khi để cáp trùng thì răng số 6 hoặc số 7 của cóc hãm phải chạm vào mặt tì của khung.)
+ Lắp hạn vị chiều cao.Cẩu tự lắp để dừng ở vị trí trên cao của hệ khung.
+ Bôi trơn các bộ phận theo bảng sau :
Kỳ hạn | STT | Bộ phận bôi trơn | Dầu bôi trơn | Ghi chú |
Hàng tuần | 1
2 3 |
Hộp giảm tốc
Mặt tì khung với bánh lăn Bộ phận an toàn |
SAE90
Mỡ Dầu, mỡ |
Kiểm tra và bổ xung |
Hàng tháng | 4
5 6 |
Các bánh lăn
Các ròng rọc Dây cáp tải |
Mỡ
Mỡ Mỡ |
|
Hàng quý
|
7
|
Hộp giảm tốc
|
|
Kiểm tra – thay dầu |
Bảng hướng dẫn bôi trơn các bộ phận vận thăng nâng hàng 500Kg
(Hộp giảm tốc sau 01 tuần kể từ khi sử dụng lần đầu tiên phải thay dầu mới)
+ Kiểm tra các mối ghép bằng bu lông đã đạt yêu cầu chưa
+ Kiểm tra hạn vị xem có trục trặc gì không.
+ Thử nghiệm rơi của bàn nâng ( thử cơ cấu an toàn) bằng cách đưa bàn nâng lên cao khoảng 1,2m, dùng gỗ chống bàn nâng, cho máy chạy để thả trùng cáp tải, đánh đổ gỗ chống cho bàn nâng rơi.Cơ cấu an toàn phải hoạt động và phanh giữ được bàn nâng trên giá dẫn đường trong điều kiện : chưa chạm đất, cáp tải vẫn trùng, tải trọng thử rơi là 500kg.
CHI TIẾT QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT
Bước 1: Tổ hợp khung đế vận thăng:
Bao gồm : Khung đế ( Thép hình chữ U, Kích thước 1600×1100), Motor tời kéo, tang quấn cáp.. như hình vẽ
Bước 2:
Khoan cấy Bulon nở: Liên kết đế vận thăng và móng tòa nhà ( như hình vẽ)
Thường thì có 2 cách liên kết đế vận thăng và móng Pê tông:
Cách 1: Dùng cùm chữ U có 2 lỗ ( Chụp cùm chữ U lên đế vận thăng và khoan cấy bulon nở M16)
Cách 2: Khoan cấy trực tiếp vào vị trí lỗ trên đế vận thăng đã có sẵn.

Bước 3: Tổ hợp khung vận thăng và gắn bulon

Bước 4 : Tiến hành cân chỉnh độ thẳng của khung vận thăng và lắp bàn nâng

Bước 5: lắp gông giằng neo vận thăng vào tòa nhà
Liên kết vận thăng và tòa nhà bằng bulon nở M16x150
Tùy theo đặc điểm từng công trình mà có các liên kết khác nhau:
Giằng neo vận thăng được thiết kế bằng 1 cây U100 và 1 Cây V50 ( Liên kết vào Sàn bằng Bulon nở M16) 3 Con Bulon nở M16/ 1 giằng vận thăng

Chạy thử và vận hành:
Nguồn điện cung cấp cho thiết bị: Người sử dụng phải chịu trách nhiệm cung cấp một nguồn điện ổn định 380V/3Phase/50Hz để cho thiết bị hoạt động (tốt nhất là cung cấp nguồn CB 50A riêng biệt từ tủ điện chính của tòa nhà).
– Yêu cầu nguồn điện phải đảm bảo tại chân vận thăng là 380V trở lên. Trường hợp nhiều công trình không đủ điện áp 380V tại chân vận thăng thì Tải trọng nâng không đạt theo thiết kế vận thăng ( Trường hợp như vậy Bên Thuê / Bên mua thiết bị phải cung cấp nguồn điện 380V để đạt tải trọng nâng)
Quy trình chạy thử:
– Chạy thử liên động không tải.
– Chạy thử liên động có tải: (tải được chuẩn bị có trọng lượng bằng 1.25 lần tải trọng nâng cho phép, 1250Kg tương đương khoảng 24 bao xi măng)
Kiểm định thiết bị:
– Trước khi đưa vào sử dụng chính thức đơn vị lắp đặt sẽ mời cơ quan kiểm định nhà nước có thẩm quyền đến để kiểm định, đánh giá mức độ hoạt động an toàn của thiết bị.
– Khi công tác kiểm định hoàn tất và được cơ quan kiểm định cấp giấy phép cho phép hoạt động thì người sử dụng mới được phép sử dụng thiết bị.
Công ty Máy Xây Dựng Hưng Phước hân hạnh phục vụ quý khách hàng